Bản đồ địa chất Việt Nam Bản đồ địa chất

Tại Việt Nam, và Đông Dương nói chung, từ khi xâm chiếm Đông Dương thực dân Pháp đã chú ý đến điều tra và khai thác tài nguyên khoáng sản. Sở Địa chất Đông Dương được thành lập năm 1898, đặt trụ sở tại Hà Nội. Trong thời gian dài bản đồ địa chất được thành lập ở dạng sơ đồ các vùng khảo sát, phục vụ trước hết cho khai thác khoáng sản. Đến năm 1952 "Bản đồ Địa chất Đông Dương" tỷ lệ 1:2.000.000 đã được thành lập do Jacques Fromaget và Saurin E. chủ biên [3].

Sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, tại miền bắc Việt Nam đoàn chuyên gia Liên Xô do Dovjikov A. E. lãnh đạo đã tiến hành các nghiên cứu thực địa, và năm 1963 đã xuất bản Bản đồ địa chất Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 [4][5][6].

Đến nay bản đồ địa chất Việt Nam đã được thành lập trên toàn quốc phần đất liền ở tỷ lệ 1:1.000.000, 1:500.000 và 1:250.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 [7][8]. Các bản đồ này được thực hiện bởi các liên đoàn Bản đồ Địa chất trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam[9]. Các bản đồ chi tiết hơn ở tỷ lệ 1:50.000 đang trong giai đoạn phủ kín các vùng/miền quan trọng chiếm 30% diện tích lãnh thổ [10]. Các bản đồ này được vẽ trên nền bản đồ địa hình được xuất bản bởi Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam [11] và Liên đoàn Trắc địa Địa hình[12].

Năm 2012 bản "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 phần đất liền” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.[13]

Chỉ dẫn tiếng Việt/Anh ở bản đồ địa chất, tờ Hà Nội, 2005

Thuật ngữ địa chất học ở Việt Nam

Thuật ngữ địa chất học ở Việt Nam thường được nhập từ các nguồn nước ngoài. Kiểu nhập qua từ Hán Việt thường được thực hiện bởi các nhà địa chất làm việc trước năm 1954, hay ở miền nam trước năm 1975, cùng với một số được đào tạo từ Trung Quốc và những người chịu ảnh hưởng của họ đang làm việc ở các ngành khác nhau.

Tuy nhiên trong ngành địa chất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, cũng như trong chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, sử dụng cách thức nhập thuật ngữ theo dạng phiên âm từ tiếng theo hệ chữ Latin, cụ thể là tiếng PhápAnh. Có hai yếu tố hồi những năm 1950-1960 ảnh hưởng đến chọn lựa này, là:

  1. Cuộc vận động làm trong sáng tiếng Việt, hướng đến phiên âm trực tiếp các từ nước ngoài mà tên Hán-Việt còn "ít phổ biến", như Bungary thay cho Bảo-gia-lợi, Hunggary cho Hung-gia-lợi, Argentina cho Á-căn-đình,... (trừ ra một số cặp từ đang bị tranh chấp cách sử dụng như Italia / Ý và Ôxtrâylia / Úc).
  2. Ngành địa chất còn non trẻ, được các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ, nên việc nhập thuật ngữ từ phiên âm latin dễ dàng.[Ghi chú 1].

Vì thế Bản đồ Địa chất Bắc Việt Nam 1:500.000 được lập ra năm 1963 [5] đã được biên soạn theo phong cách biên tập thuật ngữ như đã nêu. Một số nhóm thuật ngữ cụ thể là:

  • Tên các địa tầng, địa thời sử dụng các tên gốc latin, trừ ra kỷ Đệ Tamkỷ Đệ Tứ. Ví dụ dùng Archaeozoi, Proterozoi, Creta,... mà không dùng "Thái cổ", "Nguyên Sinh", "Phấn trắng",...
  • Tên các đá thì Việt hóa nếu có thể, ví dụ dùng cát kết, đá phiến sét,... hoặc dùng phiên âm tên gốc chữ Latin như felspat, mà không dùng "sa thạch", "diệp thạch", "tràng thạch".

Phong cách biên tập và sử dụng thuật ngữ nói trên trở thành phong cách chung của ngành địa chất Việt Nam, và được tuân theo đến hiện nay. Vì thế khi trao đổi với những người đang làm việc trong ngành địa chất Việt Nam mà dùng thuật ngữ theo từ Hán Việt thì có thể làm họ lúng túng vì không biết nghĩa từ.

Trong "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản... 2012" có quy định ở mục "Viết tên và ký hiệu khoáng vật" [13].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bản đồ địa chất http://www2.nature.nps.gov/geology/usgsnps/gmap/gm... http://ngmdb.usgs.gov/ http://www.ciren.gov.vn/index.php?option=com_nredb... http://www.dgmv.gov.vn/baotang/DMBDDC.htm http://www.dgmv.gov.vn/default.aspx?tabid=138&Item... http://www.dgmv.gov.vn/default.aspx?tabid=138&Item... http://www.dosm.gov.vn/ http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Ban_do/Dia_chat/ba... http://chuyentrang.monre.gov.vn/70namdcks/thong-ba... http://ldbddcmb.vn/index.php?option=com_content&vi...